27 tháng 3, 2011

Điều trị HIV/AIDS tại cộng đồng: Mô hình cần nhân rộng

Để giúp người có HIV/AIDS kéo dài thời gian sống, hòa nhập cộng đồng, ngành chức năng tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều mô hình điều trị HIV/AIDS đạt kết quả cao. Nếu các mô hình này được nhân rộng thì đây thực sự là liều thuốc tinh thần tuyệt vời dành cho những người mang trong mình căn bệnh thế kỷ.


Hiệu quả từ một mô hình
Quảng Ninh là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về số người có HIV/AIDS. Tuy nhiên, những năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, cũng như sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ và Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) mà số người có H đã giảm đáng kể. Thành quả ấy có sự đóng góp không nhỏ của các câu lạc bộ (CLB) chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại cộng đồng.
Dẫn chúng tôi đi thăm CLB “Cộng đồng tham gia chăm sóc duy trì cho người có HIV và trẻ mồ côi, trẻ dễ bị tổn thương” tại số 91, đường Nguyễn Văn Cừ, TP.Hạ Long, chị Lê Thị Thùy Trang, Trưởng khoa Tư vấn, chăm sóc và điều trị, Trung tâm Tư vấn phòng chống HIV Quảng Ninh cho biết: “Chúng tôi thực sự bất ngờ trước thành công của những CLB điều trị và chăm sóc HIV tại cộng đồng. Nhờ mô hình này, người có H cảm thấy tự tin và thoải mái hơn trong việc hòa nhập với cộng đồng, từ đó số người mang bệnh ẩn trong cộng đồng ngày một ít đi, chúng tôi cũng giảm bớt gánh nặng trong việc vận động, tuyên truyền”.
CLB “Cộng đồng tham gia chăm sóc, duy trì cho người có HIV và trẻ mồ côi, trẻ dễ bị tổn thương” được thành lập tháng 10/2008, lúc đầu chỉ có 17 hội viên, sau 2 năm hoạt động, số hội viên đã tăng lên 259 người. Đối tượng tham gia đa phần là những người làm việc trong các cơ quan nhà nước, vì thế để họ hiểu và đến với CLB không phải là chuyện đơn giản. Tuy nhiên, với những hội viên nòng cốt của CLB thì đây là công việc hàng ngày họ cần làm.
Bà Lê Thị Hoàn, Chủ nhiệm CLB tâm sự: “Khi biết mình có H, tôi thật sự suy sụp. Được sự động viên, an ủi của người thân, bạn bè và các y, bác sĩ, tôi cố gắng vượt qua chính mình để đối diện, chống chọi với căn bệnh. Từ khi được tiếp cận thuốc, bệnh của tôi đã được khống chế, tôi thấy sức khỏe khá hơn”.
Tương tự như bà Hoàn, chị Đinh Thị Thu Thùy phát hiện mình có HIV vào năm 2007. Khi ấy, chị không những mất việc mà còn bị bạn bè, hàng xóm, người thân xa lánh. Được một người bạn giới thiệu đến với CLB “Cộng đồng tham gia chăm sóc, duy trì cho người có HIV và trẻ mồ côi, trẻ dễ bị tổn thương”, chị thấy mình may mắn và hạnh phúc. Chị cho biết: “Em thấy thương những ai mắc phải căn bệnh này mà không dám đối diện với nó. CLB thực sự là cầu nối giúp những người như chúng em hòa nhập cộng đồng”.

Cần xã hội hóa mô hình điều trị
Theo ThS.Chu Quốc ân, Phó cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS: “Muốn xã hội hóa công tác chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trong cộng đồng, trước hết người bệnh phải can đảm chấp nhận sự thật và không nên giấu bệnh. Người bệnh tự ti với chính bản thân là tự giết mình. Bên cạnh đó, thái độ của gia đình, xã hội cũng tác động không nhỏ đến tâm lý người bệnh”.
Chị Dương Thị Huyền, bệnh nhân đang điều trị HIV/AIDS tại CLB “Chúng mình ở Thành phố Hạ Long” cho hay: “Nhờ sự quan tâm của cộng đồng mà em có thể chống chọi được với căn bệnh này. Thế nhưng vẫn còn nhiều người có thái độ kỳ thị hoặc xa lánh chúng em, những lúc như thế em thấy tủi thân lắm”.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia lý giải: “Muốn thực hiện được việc xã hội hóa công tác chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, cần tăng cường hơn nữa đội ngũ cán bộ chuyên trách. Hiện đa phần cán bộ y, bác sĩ tham gia điều trị chủ yếu là kiêm nhiệm, chứ công việc chính của họ là ở những môi trường khác. Thứ hai, chúng ta cần phải đưa bộ môn HIV/AIDS vào giảng dạy trong nhà trường; các trường đại học, cao đẳng nên có khoa chuyên đào tạo về công tác phòng chống HIV/AIDS. Nếu làm tốt 2 vấn đề trên thì việc kéo những người có H lại gần hơn với cộng đồng không khó”.
Cũng theo bác sĩ Lâm, những CLB điều trị HIV tại Quảng Ninh mang lại hiệu quả cao, nếu mô hình này được áp dụng cho nhiều địa phương trên cả nước thì đây thực sự là thành công lớn. Từ những mô hình này, số người có bệnh sẽ tự đến với y, bác sĩ nhiều hơn; gia đình, người thân có cái nhìn thấu đáo, quan tâm đến con em họ hơn. Quan trọng nhất là từ những mô hình này, người có HIV có thể hòa nhập cộng đồng, góp phần khống chế, đẩy lùi căn bệnh thế kỷ.

___________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com