29 tháng 3, 2011

Chăm sóc hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS phải lâu dài, liên tục và toàn diện

Hiện nay số người nhiễm HIV/AIDS trong cả nước vẫn tiếp tục gia tăng. Để giảm thiểu sự lây lan HIV/AIDS trong cộng đồng, công tác chăm sóc, hỗ trợ, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS đang được ngành y tế tập trung công sức và thành lập hệ thống từ trung ương đến các địa phương. 


HIV/AIDS được coi là một bệnh mãn tính, từ khi nhiễm HIV cho đến khi chuyển sang AIDS thường kéo dài nhiều năm; nhưng đến nay vẫn chưa có vacxin phòng bệnh, chưa có thuốc chữa khỏi bệnh. Vì vậy, công tác chăm sóc, hỗ trợ, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS là quá trình chăm sóc lâu dài, toàn diện, liên tục và phân tuyến hoạt động. Hiện nay ở các nước đang dùng phổ biến thuốc kháng virut ARV cho bệnh nhân AIDS, nhưng chỉ làm chậm sự phát triển của virut HIV; do đó người nhiễm HIV/AIDS cần phải được chăm sóc, hỗ trợ và điều trị lâu dài. Những người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS bao gồm gia đình và trẻ em phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, cả về thể chất, tâm lý, kinh tế, xã hội cùng vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử. Nhu cầu về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiếm HIV/AIDS rất đa dạng, bao gồm các nhu cầu về chăm sóc, hỗ trợ xã hội và y tế, trong đó chăm sóc y tế phần nhiều tập trung cho giai đoạn AIDS. Các hoạt động chăm sóc toàn diện bao gồm tư vấn và xét nghiệm - hoạt động này giúp cho mọi người được tiếp cận nhanh chóng với các dịch vụ xét nghiệm, thúc đẩy các hành vi an toàn cũng như hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS vượt qua khủng hoảng tâm lý, sẵn sàng tiếp cận các dịch vụ y tế và xã hội. Tư vấn và xét nghiệm có thể lồng ghép với hoạt động khám chữa bệnh; điều trị dự phòng, chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng cơ hội, kể cả lao; quản lý điều trị ARV; hỗ trợ tuân thủ điều trị đúng giờ uống thuốc hàng ngày, hỗ trợ tâm lý và hỗ trợ kinh tế xã hội. Theo các bác sĩ chuyên khoa, người nhiễm HIV/AIDS cần thuốc ở giai đoạn AIDS, còn trong giai đoạn nhiễm HIV họ rất cần hỗ trợ về tâm lý, xã hội, hỗ trợ về kinh tế để có thể sống hoà nhập với cộng đồng. Trong tuyên truyền phòng lây nhiễm HIV, cần khuyến khích tình dục an toàn và sử dụng bao cao su, giảm tác hại phòng lây nhiễm HIV; dự phòng phổ cập điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Tại các cơ sở, người nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc toàn diện, liên tục, được tư vấn về dự phòng lây nhiễm để sống tích cực, được hỗ trợ tâm lý, xã hội và quản lý sức khoẻ lâu dài. Việc tăng cường chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS chính là góp phần giảm kỳ thị, chống phân biệt đối xử, giúp họ sống hoà nhập với cộng đồng, nhằm dự phòng lây nhiễm và giảm các chi phí dịch vụ sức khoẻ. Do vậy, tiếp cận toàn diện về chăm sóc và điều trị là cần thiết và kéo dài để nâng cao chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS. Để đáp ứng nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS và duy trì mức tuân thủ điều trị ARV, người nhiễm HIV/AIDS cần nhận được sự chăm sóc, hỗ trợ đều đặn hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày. Chính vì vậy nhiều loại dịch vụ phải được triển khai đến các tuyến, các tuyến lại cùng phối hợp chặt chẽ để quản lý người nhiễm HIV/AIDS trong hệ thống y tế sẵn có tại tuyến huyện và khi cần, chuyển lên tuyến tỉnh, thành phố, trung ương. Tuyến trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, đào tạo tuyến dưới và là nơi chuyển tuyến cuối cùng cho bệnh nhân AIDS khi cần. Tuyến tỉnh, thành phố giữ vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị các trường hợp khi bệnh nặng, cũng như là đào tạo cho tuyến huyện. Đặc biệt tuyến tỉnh, thành phố còn giữ vai trò điều phối,chỉ đạo các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị tại tuyến quận huyện. Tuyến quận, huyện có năng lực thực hiện việc chăm sóc và điều trị nhiễm trùng cơ hội thông thường, điều trị ARV theo phác đồ bậc 1 của Bộ Y tế bao gồm cả xét nghiệm tối thiểu cần thiết như X quang, công thức máu, chức năng gan, phát hiện B (vi trùng lao), đờm, ký sinh trùng sốt rét… Tại tuyến cấp xã và cấp huyện, người nhiễm có điều kiện xây dựng mối quan hệ gần gũi lâu dài để nhận được sự hỗ trợ tuân thủ điều trị và hỗ trợ tâm lý xã hội. Để thực hiện việc chăm sóc hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS toàn diện thông qua chăm sóc liên tục, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của các cấp chính quyền của các ban ngành, đoàn thể cùng với sự điều phối của y tế. Nếu chính quyền cơ sở không có sự quan tâm thích đáng đến công tác phòng chống HIV/AIDS.

__________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

28 tháng 3, 2011

prezista thuoc moi trong dieu tri hiv aids


Các chuyên gia Tây Ban Nha vừa thử nghiệm thành công Prezista, một loại thuốc mới được xem là hữu hiệu trong điều trị HIV/AIDS. Qua thử nghiệm, thuốc có khả năng kiềm chế sự phát triển của HIV...
Anh2.jpg
Prezista có thể tạo nên một sự chuyển biến rất tích cực ở những bệnh nhân nhiễm HIV đa kháng thuốc. 
Prezista – do Công ty Johnson & Johnson unit Tibotec Pharmaceuticals Ltd. sản xuất là loại thuốc mới có khả năng ngăn chặn sự nhân bản của HIV bằng cách ức chế các hoạt động của en-zim protease.
Nghiên cứu về Prezista (Darunavir) được thực hiện dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Bonaventura Clotet, thuộc bệnh viện Universitari Germans Trias i Pujol, ở Barcelona, Tây Ban Nha.
Thuốc này đã được thử nghiệm lâm sàng trong 11 tháng trên 2 nhóm bệnh nhân: Nhóm thứ nhất (đối chứng) gồm 110 người, uống các loại thuốc ức chế protease khác; và nhóm thứ 2 gồm 120 người, sử dụng Prezista mỗi ngày 2 lần (có kèm theo một liều thấp ritonavir).
Nhóm nghiên cứu đã đánh giá tác dụng của Prezista bằng cách theo dõi số lượng chất liệu di truyền của HIV (RNA) trong máu bệnh nhân sau 48 tuần điều trị.
Kết quả cho thấy 61% những người uống thuốc mới đã có mức RNA giảm đi 10 lần, trong khi số bệnh nhân ở nhóm đối chứng đạt được mức giảm này chỉ chiếm tỉ lệ 15%.
Sau khi sử dụng Prezista, 45% bệnh nhân có hàm lượng RNA giảm xuống còn 50 đơn vị/ml máu, trong khi ở nhóm đối chứng, tỉ lệ này chỉ là 10%.
Số tế bào miễn dịch CD4 trong máu của bệnh nhân sử dụng thuốc mới cũng tăng trung bình 102 tế bào/micro lít (1 phần triệu lít), quá cao so với 19 tế bào/micro lít ở nhóm đối chứng.
Những nghiên cứu trước đây cho thấy gần 10% bệnh nhân HIV có 100 tế bào CD4/ micro lít đã không chuyển sang giai đoạn AIDS hoặc không tử vong trong vòng 3 năm từ khi được điều trị.
Trong khi đó, 85% những bệnh nhân có ít hơn 25 tế bào CD4/ micro lít đã chuyển sang AIDS hoặc tử vong trong vòng 3 năm. Prezista đã được Cơ quan quản lý thuốc và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép sử dụng và Liên minh châu Âu cũng đã cho phép lưu hành Prezista tại tất cả 27 quốc gia thành viên.
Hiện các bác sĩ đang rất cần có những thuốc chống vi khuẩn kháng thuốc mới, vì những loại thuốc hiện nay thường bị mất tác dụng sau vài tuần điều trị cho bệnh nhân.
Tiến sĩ Rodger MacArthur, thuộc trường Đại học Wayne State, Hoa Kỳ, phát biểu: “Hiện nay, tất cả các bác sĩ đang điều trị bệnh nhân HIV đều cảm thấy vui mừng khi có Prezista – một tác nhân an toàn, có độ dung nạp tốt và thật sự hữu hiệu trong điều trị HIV đa kháng thuốc”.
Về hiệu quả của thuốc mới, ông Roger Pebody, cố vấn điều trị của Terrence Higgins Trust, một tổ chức từ thiện hàng đầu ở Anh, nói: “Prezista có thể tạo nên một sự chuyển biến rất tích cực ở những bệnh nhân nhiễm HIV đa kháng thuốc”.
Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí điện tử The Lancet.
_______________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

27 tháng 3, 2011

Điều trị HIV/AIDS tại cộng đồng: Mô hình cần nhân rộng

Để giúp người có HIV/AIDS kéo dài thời gian sống, hòa nhập cộng đồng, ngành chức năng tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều mô hình điều trị HIV/AIDS đạt kết quả cao. Nếu các mô hình này được nhân rộng thì đây thực sự là liều thuốc tinh thần tuyệt vời dành cho những người mang trong mình căn bệnh thế kỷ.


Hiệu quả từ một mô hình
Quảng Ninh là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về số người có HIV/AIDS. Tuy nhiên, những năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, cũng như sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ và Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) mà số người có H đã giảm đáng kể. Thành quả ấy có sự đóng góp không nhỏ của các câu lạc bộ (CLB) chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại cộng đồng.
Dẫn chúng tôi đi thăm CLB “Cộng đồng tham gia chăm sóc duy trì cho người có HIV và trẻ mồ côi, trẻ dễ bị tổn thương” tại số 91, đường Nguyễn Văn Cừ, TP.Hạ Long, chị Lê Thị Thùy Trang, Trưởng khoa Tư vấn, chăm sóc và điều trị, Trung tâm Tư vấn phòng chống HIV Quảng Ninh cho biết: “Chúng tôi thực sự bất ngờ trước thành công của những CLB điều trị và chăm sóc HIV tại cộng đồng. Nhờ mô hình này, người có H cảm thấy tự tin và thoải mái hơn trong việc hòa nhập với cộng đồng, từ đó số người mang bệnh ẩn trong cộng đồng ngày một ít đi, chúng tôi cũng giảm bớt gánh nặng trong việc vận động, tuyên truyền”.
CLB “Cộng đồng tham gia chăm sóc, duy trì cho người có HIV và trẻ mồ côi, trẻ dễ bị tổn thương” được thành lập tháng 10/2008, lúc đầu chỉ có 17 hội viên, sau 2 năm hoạt động, số hội viên đã tăng lên 259 người. Đối tượng tham gia đa phần là những người làm việc trong các cơ quan nhà nước, vì thế để họ hiểu và đến với CLB không phải là chuyện đơn giản. Tuy nhiên, với những hội viên nòng cốt của CLB thì đây là công việc hàng ngày họ cần làm.
Bà Lê Thị Hoàn, Chủ nhiệm CLB tâm sự: “Khi biết mình có H, tôi thật sự suy sụp. Được sự động viên, an ủi của người thân, bạn bè và các y, bác sĩ, tôi cố gắng vượt qua chính mình để đối diện, chống chọi với căn bệnh. Từ khi được tiếp cận thuốc, bệnh của tôi đã được khống chế, tôi thấy sức khỏe khá hơn”.
Tương tự như bà Hoàn, chị Đinh Thị Thu Thùy phát hiện mình có HIV vào năm 2007. Khi ấy, chị không những mất việc mà còn bị bạn bè, hàng xóm, người thân xa lánh. Được một người bạn giới thiệu đến với CLB “Cộng đồng tham gia chăm sóc, duy trì cho người có HIV và trẻ mồ côi, trẻ dễ bị tổn thương”, chị thấy mình may mắn và hạnh phúc. Chị cho biết: “Em thấy thương những ai mắc phải căn bệnh này mà không dám đối diện với nó. CLB thực sự là cầu nối giúp những người như chúng em hòa nhập cộng đồng”.

Cần xã hội hóa mô hình điều trị
Theo ThS.Chu Quốc ân, Phó cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS: “Muốn xã hội hóa công tác chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trong cộng đồng, trước hết người bệnh phải can đảm chấp nhận sự thật và không nên giấu bệnh. Người bệnh tự ti với chính bản thân là tự giết mình. Bên cạnh đó, thái độ của gia đình, xã hội cũng tác động không nhỏ đến tâm lý người bệnh”.
Chị Dương Thị Huyền, bệnh nhân đang điều trị HIV/AIDS tại CLB “Chúng mình ở Thành phố Hạ Long” cho hay: “Nhờ sự quan tâm của cộng đồng mà em có thể chống chọi được với căn bệnh này. Thế nhưng vẫn còn nhiều người có thái độ kỳ thị hoặc xa lánh chúng em, những lúc như thế em thấy tủi thân lắm”.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia lý giải: “Muốn thực hiện được việc xã hội hóa công tác chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, cần tăng cường hơn nữa đội ngũ cán bộ chuyên trách. Hiện đa phần cán bộ y, bác sĩ tham gia điều trị chủ yếu là kiêm nhiệm, chứ công việc chính của họ là ở những môi trường khác. Thứ hai, chúng ta cần phải đưa bộ môn HIV/AIDS vào giảng dạy trong nhà trường; các trường đại học, cao đẳng nên có khoa chuyên đào tạo về công tác phòng chống HIV/AIDS. Nếu làm tốt 2 vấn đề trên thì việc kéo những người có H lại gần hơn với cộng đồng không khó”.
Cũng theo bác sĩ Lâm, những CLB điều trị HIV tại Quảng Ninh mang lại hiệu quả cao, nếu mô hình này được áp dụng cho nhiều địa phương trên cả nước thì đây thực sự là thành công lớn. Từ những mô hình này, số người có bệnh sẽ tự đến với y, bác sĩ nhiều hơn; gia đình, người thân có cái nhìn thấu đáo, quan tâm đến con em họ hơn. Quan trọng nhất là từ những mô hình này, người có HIV có thể hòa nhập cộng đồng, góp phần khống chế, đẩy lùi căn bệnh thế kỷ.

___________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

26 tháng 3, 2011

Các hình thưc điều trị HIV/AIDS

Các giai đoạn của AIDS
Sau khi xâm nhập cơ thể, HIV tiến triển qua 3 giai đoạn:
  • Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: từ lúc HIV bắt đầu xâm nhập cơ thể, kéo dài 5 -10 năm hoặc lâu hơn. Ở giai đoạn này, người có HIV vẫn khỏe mạnh bình thường.
  • Giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng: (cận AIDS)
Kéo dài từ vài tháng đến vài năm, là giai đoạn mà sức đề kháng bắt đầu suy giảm, xuất hiện các nhiễm trùng cơ hội nặng như lao, ung thư, viêm não…nên cần được điều trị và chăm sóc tốt.
  • Giai đoạn AIDS: từ 1 – 5 năm hoặc hơn tùy theo có dùng thuốc kháng HIV đúng cách hay không. Người bệnh có thể mắc các nhiễm trùng cơ hội  nặng như lao, ung thư, viêm não…nên cần được điều trị và chăm sóc tốt.
Chăm sóc sau khi nhiễm HIV
Sau khi biết nhiễm HIV, nên đăng ký theo dõi sức khỏe tại các khoa Tham vấn Hỗ trợ Cộng đồng quận huyện để được theo dõi và khám sức khỏe định kỳ.

Các hình thức điều trị
Điều trị hỗ trợ
Áp dụng cho mọi người có xét nghiệm HIV dương tính không triệu chứng, không dùng thuốc mà bằng các biện pháp nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đó là:
      
  • Giữ tinh thần lạc quan.
  •    
  • Dinh dưỡng đúng cách, bổ sung vitamin
  •    
  • Thể dục đều đặn.
  •    
  • Có lối sống lành mạnh: không sử dụng rượu, thuốc lá, ma túy, an toàn tình dục…
Điều trị dự phòng phơi nhiễm
Phơi nhiễm là khi có tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh HIV như bị các vật nhọn đâm gây rách da có chảy máu hay bị dịch tiết, máu bắn vào niêm mạc mắt (thường gặp ở nhân viên y tế) hay do quan hệ tình dục không an toàn…
Điều trị dự phòng phơi nhiễm nhằm ngăn chặn HIV xâm nhập vào tế bào. Thời điểm điều trị tốt nhất là 6 giờ sau khi có tiếp xúc đến tối đa 72 giờ, bằng thuốc kháng sinh (ARV) trong vòng 4 tuần.

Điều trị phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con
Là điều trị bằng ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ mới sinh từ mẹ có HIV. Tùy theo tình trạng nhiễm HIV của bà mẹ và thờiđiểm mang thai sẽ có những chỉ định điều trị thích hợp. Trẻ sinh ra cũng được uống  ARV trong 24 giờ đầu sau khi sinh và sau đó được tiếp tục theo dõi tại các bệnh viện Nhi Đồng. Việc điều trị này làm giảm đáng kể tỉ lệ trẻ nhiễm HIV từ 30% xuống còn khoảng 6%.

Điều trị nhiễm trùng cơ hội
Nhiễm trùng cơ hội là những bệnh nhiễm trùng xuất hiện khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch do HIV như tiêu chảy, nấm miệng, giời leo, herpes, lao, viêm não (hình)…
Người nhiễm HIV có thể phòng ngừa các nhiễm trùng cơ hội bằng các biện pháp giữ vệ sinh tối đa trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, tiêm chủng phòng ngừa các bệnh như viêm gan, viêm não… và điều trị phòng ngừa bằng  kháng sinh hay các thuốc đặc trị khác. Nếu có nhiễm trùng cơ hội nên được điều trị sớm theo đúng chỉ định của thầy thuốc.

Điều trị kháng HIV
Hay còn gọi là điều trị ARV (Anti-Retro Virus), là điều trị phối hợp 3 loại thuốc kháng HIV nhằm mục đích:
  • Ngăn chặn sự phát triển của HIV, giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, từ đó nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ, giúp người bệnh tiếp tục làm việc, học tập.
  •    
  • Làm giảm lượng virus HIV trong cơ thể nên làm giảm lây lan trong cộng đồng.
  •  
Điều trị kháng HIV bắt đầu khi người bệnh có các triệu chứng nhiễm trùng cơ hội, số tế bào CD4 dưới 250/mm3 máu. Đây là loại điều trị lâu dài và phức tạp, do vậy cần có sự hợp tác của người bệnh và tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của thầy thuốc như uống thuốc đầy đủ, đúng liều lượng, đúng giờ. Không tự ý thay đổi thuốc, không phối hợp  các loại thuốc khác nếu không có chỉ định của thầy thuốc.

Thuốc có một số phản ứng bất lợi khác nhau ở mỗi người như rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, tiêu chảy), mệt mỏi, nhức đầu, đôi khi sốt và nổi những mảng đỏ trên da. Các tác dụng phụ xuất hiện sớm và hết sau 6 tuần hoặc xuất hiện muộn hơn… Cần thông báo cho thầy thuốc khi có các dấu hiệu trên. Việc ngưng thuốc đột ngột sẽ dẫn đến kháng thuốc, làm HIV phát triển nhanh hơn.

Điều kiện để được điều trị ARV miễn phí và các dịch vụ hỗ trợ khác
Người bệnh AIDS có thể xác nhận tình trạng nhiễm HIV và tự nguyện đăng ký tham gia.
Có chỉ định điều trị của bác sĩ.
Hiểu được tầm quan trọng của việc điều trị và tuân thủ điều trị lâu dài.
Trong trường hợp không có nơi cư trú ổn định lâu dài tại thành phố, phải có các tổ chức xã hội, hoặc các đội nhóm tự nguyện, bảo đảm hỗ trợ chỗ ở và tinh thần để có thể tuân thủ việc điều trị lâu dài tại thành phố.
Ngoài ra, những người có hoàn cảnh khó khăn sẽ được hỗ trợ chi phí đi lại; một phần viện phí khi phải nhập viện điều trị; thực phẩm cho người bị suy dinh dưỡng và được các thành viên của phòng khám đến chăm sóc tại nhà.
Thai phụ được chăm sóc, theo dõi sức khỏe, hỗ trợ dinh dưỡng trong thai kỳ và những tháng đầu sau sanh.
Trẻ em, ngoài việc được chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh còn được hỗ trợ để phát triển như dinh dưỡng, giáo dục (học phí, đồng phục, học nghề…), viện phí, bảo hiểm y tế, tiền đi lại khám bệnh, trợ cấp khó khăn đột xuất, pháp lý (khai sinh, hộ khẩu),  nhà ở, tham gia các sinh hoạt, vui chơi và hỗ trợ tâm lý.
__________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

25 tháng 3, 2011

Phơi nhiễm HIV tại cộng đồng - Hướng xử trí và điều trị

Hiện nay, không chỉ những người trực tiếp chăm sóc, điều trị, chữa bệnh hay có công việc liên quan đến những người có HIV như nhân viên ngành y tế hay công an mới có nguy cơ phơi nhiễm HIV mà bất cứ người dân nào cũng có nguy cơ này. Thậm chí trẻ em cũng không tránh khỏi nguy cơ bị phơi nhiễm.

Cách đây không lâu dư luận đã vô cùng căm phẫn khi một em bé 6 tuổi ở Hải Phòng bị một người nhiễm HIV dùng bơm tiêm đâm vào làm em bị nhiễm HIV và đã tử vong. Vì vậy, hiểu biết về nguy cơ lây nhiễm HIV và cách xử trí khi gặp tình trạng phơi nhiễm sẽ giúp hạn chế được phần nào những tai nạn, rủi ro không đáng có …

1. Những trường hợp nào có nguy cơ lây nhiễm HIV?

Về mặt lý thuyết, chỉ khi nào có sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết của cơ thể người có HIV thì mới có nguy cơ lây nhiễm HIV. Cụ thể là:

- Máu, chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương (chàm, bỏng, vết loét, xây xước từ trước) hoặc bắn vào niêm mạc (mắt, mũi, họng …)

- Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người có HIV bị vỡ đâm vào.

- Vết thương do bị bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn đã hoặc đang dùng cho người có HIV đâm vào.

- Quan hệ tình dục với người có HIV mà không sử dụng bao cao su.




2. Làm gì khi rơi vào tình huống có nguy cơ lây nhiễm HIV?

Trước hết, cần xử lý vết thương ngay tại chỗ:

Đối với những tổn thương da gây chảy máu cần xối ngay vết thương dưới vòi nước sạch (lưu ý là không được kỳ cọ vết thương, chỉ để vòi nước xối vào vết thương). Sau đó, để vết thương chảy máu trong một thời gian ngắn. Cuối cùng, rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước sạch, rồi sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn như: Dakin, Javen1/10 hoặc cồn 70o trong thời gian ít nhất 5 phút.

Trong trường hợp bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi cần rửa mắt hoặc nhỏ mũi bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút. Nếu bắn vào miệng thì cần xúc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần.

Sau đó, cần đánh giá nguy cơ phơi nhiễm:

Nếu máu và dịch tiết của người có HIV bắn vào những vùng da lành (không bị tổn thương hay xây xước) thì không có nguy cơ lây nhiễm HIV.

Nguy cơ lây nhiễm cũng thấp khi tổn thương da xây xát nông, không chảy máu hoặc chảy máu ít hoặc máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào niêm mạc không bị tổn thương viêm loét.

Những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao là tổn thương da sâu, rộng, chảy nhiều máu, máu và chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng từ trước.

Điều trị dự phòng phơi nhiễm bằng ARV (thuốc kháng virus HIV):

Đối với những trường hợp không có nguy cơ lây nhiễm thì không cần điều trị. Còn đối với những trường hợp có nguy cơ thấp hoặc nguy cơ cao đều có thể điều trị dự phòng bằng ARV.

Cần tiến hành điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm, đặc biệt là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị ARV sớm từ 2 đến 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm và không nên điều trị muộn sau 72 giờ. Thời gian điều trị ARV kéo dài trong 4 tuần và có thể sử dụng các phác đồ sau theo chỉ định của bác sỹ: ZDV + 3TC hoặc d4T + 3TC. Trong trường hợp có nguy cơ phơi nhiễm cao, có thể sử dụng thêm NFV/ LPV hoặc EFV. Hiện nay, chỉ các trường hợp bị phơi nhiễm khi đang làm nhiệm vụ chuyên môn mới được điều trị dự phòng miễn phí còn các trường hợp phơi nhiễm cộng đồng không được cấp chế độ này. Tuy nhiên, những người bị phơi nhiễm có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Theo Bác sỹ Trần Quốc Tuấn, bệnh viện Đống Đa, Hà Nội, chi phí cho một lần điều trị phơi nhiễm bằng thuốc ARV do nước ta sản xuất khoảng 1.200.000 đồng, còn nếu là thuốc ngoại thì khoảng 4.500.000 đồng. Các bạn có thể nháy chuột vào địa chỉ sau để xem danh sách chi tiết các điểm bán thuốc ARV ở Việt nam.

Trong thời gian điều trị dự phòng ARV cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV thông qua các xét nghiệm: Xét nghiệm công thức máu, đo chỉ số men gan ALT/SGPT lúc bắt đầu điều trị và sau khi điều trị được 2 tuần, xét nghiệm đường máu. Đồng thời, người bị phơi nhiễm cần xét nghiệm HIV sau 1, 3 và 6 tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm. Trong thời gian này, người bị phơi nhiễm cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người khác.

Sau 6 tháng xét nghiệm HIV mà cho kết quả âm tính, người bị phơi nhiễm có thể yên tâm rằng đã không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.
Việc dự phòng lây nhiễm HIV khi gặp tình huống rủi ro có sự tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch tiết từ cơ thể người có HIV là rất quan trọng và rõ ràng là giúp người bị phơi nhiễm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, hiện nay, những người bị phơi nhiễm còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với việc điều trị dự phòng phơi nhiễm bằng ARV, đặc biệt là tại tuyến huyện, xã. Hướng giải quyết khó khăn này xin dành cho Ngành Y tế và hy vọng rằng trong tương lai không xa, khi nguồn thuốc ARV giá rẻ chính thức được đưa vào sử dụng, cơ hội của những người không may bị phơi nhiễm sẽ được mở rộng, không còn chỉ giới hạn ở các cán bộ y tế, công an …


______________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

24 tháng 3, 2011

Liệu pháp ban đầu tốt nhất cho HIV

Ðầu tiên, không có bằng chứng rằng những người bị nhiễm HIV có thể được điều trị khỏi bởi các điều trị hiện có.
 
Quả thực, những người được điều trị tới 3 năm và xét nghiệm được lặp lại có một mức virus trong máu không thể phát hiện được. Tuy nhiên, khi ngưng điều trị thì số lượng virus tăng vọt trở lại. Do đó, quyết định bắt đầu điều trị phải cân nhắc giữa khả năng tiến triển đến bệnh có triệu chứng với các nguy cơ đi kèm của điều trị. Các nguy cơ của điều trị bao gồm các tác dụng ngắn và dài hạn, được mô tả trong những phần tiếp theo, cũng như khả năng virus trở nên kháng với điều trị. Sự đề kháng này khi đó sẽ hạn chế các lựa chọn điều trị tương lai.


Một lý do chính để sự đề kháng xuất hiện là bệnh nhân không tuân theo đúng điều trị được cho, như không dùng thuốc tại thời điểm đúng. Một yếu tố khác là khả năng ức chế virus đến mức không thể phát hiện được cho những bệnh nhân với số lượng tế bào CD4 thấp hơn và tải lượng virus cao hơn thì không tốt bằng. Cuối cùng, nếu tải lượng virus vẫn có thể phát hiện được với bất kỳ một phương thức điều trị được cho, sự đề kháng tất yếu sẽ xuất hiện. Quả thực, với những thuốc nhất định, sự đề kháng có thể xuất hiện tính bằng tuần lễ, như với 3TC (lamivudine, Epivir) và những thuốc khác trong nhóm thuốc ức chế sao chép ngược giống nonnucleoside (NNRTI) như nevirapine (Viramune TM), delavirdine (Rescriptor TM) và efavirenz (Sustiva TM). Vì thế, nếu những thuốc này được dùng như một phần của một phối hợp thuốc mà không ức chế được tải lượng virus đến mức không phát hiện được thì sự đề kháng sẽ xuất hiện nhanh chóng và điều trị sẽ không hiệu quả.


Ngược lại, HIV trở nên đề kháng với những thuốc nhất định khác, như Zidovudin (AZT), slavudine (D4T), và các thuốc ức chế men protease, sau nhiều tháng. (Tất cả những thuốc này được bàn luận chi tiết hơn trong những phần sau). Hơn nữa, sự đề kháng với 1 thuốc thường gây ra cùng kiểu phản ứng với những thuốc liên quan khác, gọi là đề kháng chéo. Tuy nhiên, những người bị nhiễm HIV nên nhận ra rằng liệu pháp kháng virus có thể rất hiệu quả. Ðiều này đúng thậm chí ở những người có số lượng tế bào CD4 thấp và bệnh đã tiến triển nặng, chừng nào sự đề kháng chưa xuất hiện.




Các yếu tố gì nên được xem xét trước khi bắt đầu liệu pháp kháng virus ?

Một trong các lĩnh vực gây bàn cải nhất liên quan đến điều trị bệnh HIV là việc quyết định thời điểm tốt nhất để bắt đầu điều trị kháng virus. Rõ ràng, điều trị trong giai đoạn bệnh có triệu chứng nhẹ làm chậm sự tiến triển của nó đến AIDS, và việc điều trị những người bị AIDS sẽ làm tử vong chậm lại. Do đó, hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng các bệnh nhân đã có các biến chứng của bệnh HIV, như nấm họng (nhiễm nấm trong họng), tiêu chảy kéo dài không giải thích được, sụt cân, nhiễm trùng cơ hội, hoặc sa sút trí tuệ (chẳng hạn hay quên) nên được bắt đầu điều trị kháng virus cho dù các triệu chứng là nhẹ. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân không có triệu chứng thì không chắc chắn hơn. Hầu hết các đề nghị cho nhóm này là dựa trên các dấu chứng của sự tiến triển lâm sàng, đó là, số lượng tế bào CD4 và tải lượng virus. Vài nghiên cứu đã minh chứng rằng nguy cơ tiến triển nặng của bệnh tăng lên ở những bệnh nhân có số lượng tế bào CD4 < 350-500. Tương tự vậy, những người có tải lượng virus tăng, bất chấp số lượng tế bào CD4, thì nguy cơ tiến triển nặng của bệnh tăng lên. Tuy nhiên, tranh cải vẫn tiếp tục bất chấp mức ngưỡng tốt nhất mà tại đó ấn định tải virus để khuyến khích bắt đầu điều trị bằng thuốc.


Hội Ðồng Các Chuyên Gia Từ Cục Sức Khoẻ Hoa Kỳ và Hiệp Hội AIDS Quốc Tế đã đưa ra những hướng dẫn cho việc bắt đầu liệu pháp kháng virus. Họ đề nghị điều trị tất cả bệnh nhân có triệu chứng và những người có số lượng tế bào CD4 < 350 (và nhiều bệnh nhân < 500) hoặc tải lượng virus > 10.000 - 20.000 bất chấp số lượng tế bào CD4. Tuy nhiên, nên ghi nhớ rằng khả năng gây độc ngắn và dài hạn là quan trọng với bất kỳ chương trình điều trị nào, sự tuân thủ điều trị là khó khăn, và sự đề kháng thuốc của virus xuất hiện. Vì thế, các tác giả khác đã đề nghị trì hoãn điều trị đến khi tải virus thậm chí cao hơn nữa. Bất chấp cả hai, tất cả đều đồng ý rằng HIV là một bệnh tiến triển chậm và việc điều trị hiếm khi cần được bắt đầu ngay tức khắc. Vì thế, thường có một thời gian cho mỗi bệnh nhân để xem xét cẩn thận các lựa chọn trước khi quyết định khi nào bắt đầu điều trị.


Trước khi bắt đầu điều trị bạn phải ý thức được các tác dụng phụ ngắn và dài hạn, bao gồm thực tế là vài biến chứng lâu dài có thể không biết được. Bệnh nhân cũng cần nhận ra rằng điều trị là một cam kết lâu dài và đòi hỏi mức độ tuân thủ điều trị cực kỳ cao. Hơn nữa, thầy thuốc và bệnh nhân nên nhận ra rằng trầm cảm, cảm giác bị cách ly, lạm dụng thuốc gây nghiện, và các tác dụng phụ của thuốc kháng virus tất cả có thể gắn liền với việc không theo được chương trình điều trị.


Liệu pháp ban đầu tốt nhất cho HIV là gì ?


Các hướng dẫn cho việc sử dụng liệu pháp kháng virus đã được phát triển và được cập nhật đều đặn bởi nhóm hội thảo viên tinh thông được nhóm họp bởi Cục Sức Khoẻ và Quỹ Herry J. Kaiser. Những hướng dẫn của họ chỉ là một trong vài cái đã được phát triển để cung cấp những khuyến cáo cho điều trị bệnh HIV.


Các lựa chọn điều trị kháng virus chủ yếu bao gồm sự phối hợp 2 thuốc ức chế men chuyển dạng ngược giống nucleoside(NRTI), thường được gọi là "nucs" với 1 thuốc ức chế protease (PI). Hơn nữa, cùng với 2 thuốc NRTI, vài phối hợp của 2 PI đã được dùng thay cho 1 thuốc PI đơn độc bởi vì những phương thức điều trị này dễ tuân theo hơn và có ít tác dụng phụ hơn. Gần đây, ngày càng có nhiều kinh nghiệm với các phương thức điều trị mà phối hợp các thuốc NRTI với các thuốc NNRTI, thường được gọi là "non-nucs". Những phối hợp có chứa các thuốc NNRTI thường dễ dùng hơn là các phối hợp có chứa các thuốc PI và các thuốc PI có thể dành cho sử dụng sau này. Cuối cùng, dữ kiện sơ bộ hiện chứng tỏ rằng những phối hợp gồm toàn 3 thuốc NRTI có thể hiệu quả, đặc biệt ở những bệnh nhân có tải lượng virus thấp (< 100.000).


Nói chung, hầu hết các phác đồ kháng virus cho bệnh HIV chứa một trụ cột gồm ít nhất 2 thuốc NRTI. Các thuốc NRTI bao gồm zidovudine (ZDV, AZT, Retrovir TM), stavudine (d4T, Zerit TM), didanosine (ddI, Videx TM), Zalcitabine (ddC, HIVID TM), lamivudine (3TC, Epivir TM), và abacavir (ABC, Ziagen TM). Một phác đồ điển hình sẽ bao gồm hoặc ZDV hoặc d4T cùng với ddI, ddC hoặc 3TC. Mặc dù abacavir, thuốc mới nhất của NRTI, có thể được dùng với bất kỳ hoặc tất cả những thuốc này, cách tốt nhất để dùng thì chưa được biết. Ở các phác đồ gồm 3 thuốc NRTI, các thuốc NNRTI và PI không được dùng. Phần lớn dữ kiện bắt nguồn từ kinh nghiệm với sự phối hợp của ZDV, 3TC, và abacavir.


Các thuốc NNRTI bao gồm nevirapine (Viramune TM), delavirdine (Rescriptor TM), và efavirenz (SustivaTM). Phần lớn kinh nghiệm dùng NRTI kết hợp với các thuốc NRRTI là ZDV, 3TC và enfavirenz. Sự phối hợp này được xem là một phác đồ ban đầu hợp lý. Cũng nên chú ý rằng dữ kiện sơ bộ gợi ý rằng các phối hợp bao gồm 2 thuốc NRTI cùng với 1 trong những thuốc NNRTI cũng có thể tỏ ra là các lựa chọn có thể tồn tại được.


___________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
 

23 tháng 3, 2011

Liệu pháp điều trị mới có thể “trừ tận gốc” HIV?

Liệu pháp điều trị mới này là sự kết hợp giữa liệu pháp điều trị kháng virus (bằng ARV) truyền thống và liệu pháp mới gọi là “liệu pháp hóa trị hiện có mục tiêu thông minh”


Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Vaccine và Liệu pháp gene thuộc Đạihọc Tổng hợp Oregon, Florida, Mỹ (VGTI) và Đại học Tổng hợp Montreal (Canada) vừa cho biết họ đã phát hiện ra một phương pháp có tiềm năng để tiệt trừ HIV tận gốc bằng cách ngăn chặn sự nhân lên của virus này trong tế bào và ngăn cản sự phân chia của một số loại tế bào T trong cơ thể.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Rafick – Pierre Sékaly (Giáosư Đại học Tổng hợp Montreal, kiêm Giám đốc khoa học của VGTI) cho biết, liệu pháp điều trị mới này là sự kết hợp giữa liệu pháp điều trị kháng virus (bằng ARV) truyền thống và liệu pháp mới được nhóm nghiên cứu gọi là “liệu pháp hóa trị hiện có mục tiêu thông minh”, do đó có thể hủy diệt hoàn toàn các “hầm chứa HIV” trong cơ thể người nhiễm – là những nơi mà HIV sử dụng để “lẩn trốn” bên trong các tế bào của hệ thống miễn dịch và do vậy chúng không bị tác động bởi các thuốc điều trị hiện có.
Theo một tác giả của nghiên cứu này, Ts.Jean Pierre Routy, Phó Giáo sư Huyết học (Đại học Tổng hợp McGill, Montreal), nếu bệnh nhân có đáp ứng tốt với liệu pháp điều trị ARV truyền thống thì họ có thể là ứng viên tốt cho liệu pháp điều trị “hướng đích” mới này. Đây là liệu pháp có thể tiêu diệt đượccác tế bào là “hầm chứa” giúp cho HIV vẫn sống an toàn trong cơ thể cho dù đã bịác thuốc kháng virus tấn công. Nhờ đó, bệnh nhân có thể “được giải phóng” khỏi HIV một cách lâu dài hoặc… vĩnh viễn.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm và có các cuộc thử nghiệm để đánh giá tính hiệu nghiệm của liệu pháp điều trị mới được phát hiện này./.

_____________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com